Tạm hoãn sân bay Long Thành dùng vốn hỗ trợ doanh nghiệp do Covid-19

: 04/04/2020

Đại học Kinh tế Quốc dân vừa có báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh. Tiêu điểm là việc tạm hoãn làm sân bay quốc tế Long Thành. Dùng nguồn vốn “kích” kinh tế sau đại dịch Covid-19.

tam-hoan-san-bay-long-thanh

Các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện nghiên cứu và báo cáo các kết quả, kiến nghị tới lãnh đạo Chính phủ.

Theo báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân. Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ,;giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid – 19. Việc tạm hoãn làm sân bay Long Thành cũng đã được nhắc đến.

Theo Chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân. Thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn; quan trọng; có tác động lan toả; tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Như các dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài; xây dựng mới sân bay Long Thành; đường cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2017 – 2020, không được chậm trễ như vừa qua.

Trong báo cáo gửi đến Chính phủ và các bộ, ngành. Đại học Kinh tế Quốc dân khuyến nghị; tạm hoãn các khoản đầu tư công chưa cấp bách. Ví dụ như tạm hoãn làm sân bay Long Thành được đề cập trong Chỉ thị 11.

“Việc đầu tư sân bay là cần thiết. Tuy nhiên trong thời gian này nên tạm hoãn làm sân bay Long Thành. Chuyển các nguồn vốn này sang hỗ trợ các doanh nghiệp. Sau khi nền kinh tế hồi phục sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư”, báo cáo nêu.

Ngoài ra, Đại học Kinh tế Quốc dân khuyến nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể các dự án lớn; quan trọng; chương trình mục tiêu quốc gia; dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.

Đối với các dự án; công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thì cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2019 đến hết tháng 6/2020.

Đối với các dự án; công trình quan trọng; cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn. Thì các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các Chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư. Và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý nguồn vốn. Kể cả việc tạm ứng từ ngân sách nhà nước để thực hiện.

Kiến nghị tiếp theo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch 2020; cho phép tiếp tục giải ngân số vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2019 trong năm 2020; cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư với các dự án sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ đã có trong danh mục được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao.

Báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân cũng kiến nghị. Nên đẩy mạnh triển khai việc đấu thầu qua mạng; giảm chi phí hành chính. Và tăng sự tham gia của các đơn vị trong; và ngoài nước có đủ năng lực tham gia đấu thầu công khai rộng rãi.

Cùng với đó là cho phép nâng hạn mức được áp dụng chỉ định thầu. Hiện nay theo Điều 54 Nghị định 63-2014-NĐ/CP. Hạn mức gói thầu được áp dụng chỉ định thầu chỉ là không quá 500 triệu đồng với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công. Không quá 1 tỷ đồng với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hỗn hợp… Nếu có thể nâng hạn mức này lên. Thì đối tượng được chỉ định thầu mở rộng hơn; giải ngân vốn đầu tư nhanh hơn.

 

>>>Xem thêm: Bảng giá đất các tỉnh lân cận TP HCM 5 năm tới sẽ có sự thay đổi