Công chứng vi bằng khi mua nhà sổ chung có an toàn không?
Văn bản công chứng vi bằng, được pháp luật thừa nhận như chứng cứ. Nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác.
Tuy nhiên, không phải trường hợp công chứng, chứng thực nào cũng đều có giá trị pháp lý.
1.Công chứng vi bằng là gì?
Văn bản công chứng vi bằng do thừa phát lại lập. Ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay trong các quan hệ pháp lý khác.
Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo.Trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về hành vi, sự kiện lập vi bằng do thừa phát lại chứng kiến.
Văn bản này sẽ là chứng cứ trước tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp.
Đặc điểm của công chứng vi bằng như sau:
- Kết quả của quá trình quan sát trực quan được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập.
- Hình thức của vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập. Họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập, ký tên thay trên vi bằng.
- Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức, nội dung của văn bản. - Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự quy định của pháp luật; được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh.
- Vi bằng có thể được sao chép hoặc được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật, lưu trữ.
2.CÔNG CHỨNG VI BẰNG CÓ NHỮNG HẠN CHẾ NHƯ THẾ NÀO?
Giả sử ông A có 3 căn nhà được xin giấy phép xây dựng trên cùng một mảnh đất. Có chung giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất dưới tên ông A.
Ông B thực hiện mua bán 1 trong số căn nhà của ông A. Do không có giấy tờ riêng của từng căn nên hai bên cùng nhau ra văn phòng Thừa Phát Lại để lập vi bằng về việc mua bán. Đó là việc mua nhà sổ chung công chứng vi bằng.
Trên thực tế, việc mua bán qua vi bằng này không đủ cơ sở pháp lý thay thế hợp đồng mua bán nhà. Không là căn cứ chứng thực người mua được quyền sở hữu ngôi nhà.
Dẫn đến nhiều rủi ro có thể kể đến như:
– Nhà ở là tài sản thế chấp tại ngân hàng.
Một số trường hợp vẫn lập vi bằng chuyển nhượng trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng. Hoặc cầm cố chuyển nhượng cho người khác dẫn đến phát sinh tranh chấp.
– Rủi ro, hạn chế trong việc sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng,…của chủ nhà mới.
Vì không có giá trị pháp lý. Nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng đều không được phép.
– Khó khăn trong các thủ tục pháp lý.
Như đã nói, thì giấy tờ mua bán nhà đất qua vi bằng không đủ điều kiện sang tên tài sản cho bên mua. Dẫn đến việc thế chấp rất khó hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Chưa kể đến trường hợp các giấy tờ bị làm giả. Do qua tay quá nhiều người dẫn đến nhiều trường hợp tiền mất, tật mang.
Hơn nữa, việc mua bán qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ. Chưa đúng quy định.
Vì vậy, khi mua bán nhà dù có công chứng vi bằng. Bạn vẫn cần lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng theo đúng quy định của nhà nước. Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro sau này.
Dưới đây là các trường hợp bạn nên cảnh giác nếu không muốn mất trắng tài sản:
Bất động sản đang là tài sản thế chấp ở ngân hàng:
Bên cạnh các lợi ích mang lại cho mọi người. Công chứng vi bằng cũng là con dao hai lưỡi gây ra nhiều trường hợp mất tài sản mà ít ai có thể lường trước được.
Cụ thể, nếu bất động sản bạn đang muốn mua là nhà ở thì nếu chỉ sử dụng công chứng vi bằng làm công cụ xác nhận mua bán.Thì rất có khả năng sau đó người bán sẽ mang nhà ở đó đi thế chấp tại Ngân hàng. Nếu đến thời gian thanh toán mà bạn không có khả năng trả. Ngân hàng sẽ siết nợ căn nhà; đồng nghĩa với việc bạn bị mất tài sản ngay sau khi mua.
Dễ bị kẻ gian lừa đảo:
Việc mua nhà ở hoặc đất đai thông qua hình thức công chứng vi bằng thường có giá bán rẻ hơn rất nhiều. Do đó có không ít người mua nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà chủ quan.
Trong trường hợp bạn đem nhà ở cho người khác thuê lại. Người này có thể sử dụng bản photo giấy tờ nhà làm giả. Hoặc bày cách xin chủ nhà một bản photo tương tự với lý do nào đó để đem đi bán lại cũng thông qua cách công chứng vi bằng; coi như bạn sẽ dính vào những rắc rối tranh chấp không hồi kết.
Có thể bán một nhà cho rất nhiều người:
Vì các thủ tục giấy tờ công chứng vi bằng rất dễ để qua mắt các văn phòng Thừa phát Lại. Chỉ cần bạn chịu chi trả một ít phí.
Do đó rất có khả năng bị kẻ gian lợi dụng bằng cách photo giấy tờ nhà ra thành nhiều bản rồi bán cho nhiều người khác nhau. Có nghĩa là 1 căn nhà được bán cho nhiều người và cùng tranh chấp nhau.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế đất thổ cư mới nhất không phải ai cũng biết