Bất động sản công nghiệp trở thành điểm sáng trong đại dịch Covid-19
Bất động sản công nghiệp đang chứng kiến sự thay đổi tích cực; khi được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn khả năng phục hồi cao; và nhanh chóng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát lần 2 tại Việt Nam. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đang trở thành điểm hút trên thị trường.
Bất động sản công nghiệp với khả năng phục hồi mạnh mẽ theo số liệu thống kê
Bất động sản công nghiệp đã và đang là nhóm tài sản có khả năng mau phục hồi ở hầu hết các thị trường thuộc Châu Á – Thái Bình Dương. Dữ liệu từ Real Capital Analytics cho thấy. Giao dịch bất động sản văn phòng ở Châu Á – Thái Bình Dương giảm 59% tính tới quý II/2020 so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động; và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.
Ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp – Savills Việt Nam cho biết: “Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung. Có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm. Công suất thuê các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018”.
Long An, Bình Dương đang là tâm điểm đầu tư về bất động sản công nghiệp
Quan sát trên thị trường có thể thấy tại khu vực phía Nam. Long An đang nổi lên như một trong những thị trường BĐS công nghiệp tiềm năng bậc nhất sau Bình Dương. Điều này được minh chứng bởi tốc độ phát triển hạ tầng mạnh mẽ tại đây.
Mới đây nhất, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng cho biết; đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An rà soát, lập thủ tục đầu tư; mở rộng 7 dự án giao thông kết nối giữa hai khu vực có tổng vốn đầu tư 24.400 tỉ đồng.
Cụ thể, các dự án gồm: Quốc lộ 50 qua Bình Chánh – Cần Giuộc; tổng vốn gần 1.500 tỉ đồng. Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) – ĐT826C (Cần Giuộc); vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng. Đường Long Hậu (Nhà Bè) – ĐT826E (Cần Giuộc) 5.100 tỉ đồng. Dự án xây dựng tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) – đường trục động lực (Cần Giuộc); tổng chiều dài hơn 8,6 km; kinh phí 4.300 tỉ đồng. Đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) – ĐT824 (Đức Hòa); tổng vốn 2.800 tỷ đồng.
Nói về việc dành nguồn vốn lớn để đầu tư cho các dự án giao thông kết nối thông suốt với TP.HCM. Sở GTVT tỉnh Long An cho rằng Long An nằm ở vị trí chiến lược trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là cửa ngõ giao thương giữa TP.HCM với 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh này là một trong 7 địa phương nằm trong quy hoạch vùng TP.HCM. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh. Bao gồm cả đường bộ lẫn đường thuỷ như các tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ…
Tuy nhiên, cũng theo Sở GTVT tỉnh Long An. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một nhanh và quá trình đô thị hoá; thực hiện chiến lược phát triển vùng đô thị mở rộng TPHCM về phía Nam ngành một cấp bách. Do vậy hai địa phương đang phối hợp cùng nhau để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cầu đường nêu trên.
Mới đây, Long An tiếp tục phê duyệt thành lập thêm 5 cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn Cần Giuộc với tổng quy mô hơn 260ha, bao gồm CCN Phước Vĩnh Đông 1, 2, 3, 4 và CCN xã Tân Tập. Theo đó, với vị trí nằm trên đường Vành đai 4 và ven sông Soài Rạp, sông Kênh Hàng, các cụm công nghiệp có nhiều điều kiện hạ tầng thuận lợi để phát triển và thông thương. Hiện tại, UBND Long An cũng đã ban hành QĐ269/QĐ-UBND về việc xét chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các cụm công nghiệp. Điều này cho thấy trong tương lai nơi đây sẽ trở thành một trong những đô thị sầm uất khu vực phía Nam Sài Gòn.
Với tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ, cùng với hạ tầng đồng bộ. Thời gian gần đây, giá đất tại thị trường Long An cũng đang có mức độ tăng từ 20 – 25%; với những dự án khu dân cư có pháp lý rõ ràng. Đặc biệt là khu vực Cần Giuộc và Đức Hòa là những địa phương có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Dù Long An có mức tăng nhanh hơn; song xét về mặt bằng giá chung so với các khu vực lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương thì giá đất tại đây vẫn còn khá mềm.
Một báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS gần đây cũng cho thấy
Nếu giá bán đất trung bình tại Bình Dương là khoảng 13,8 triệu đồng/m2, nhà phố/biệt thự khoảng 40 – 60 triệu đồng/m2; đất nền Đồng Nai khoảng 8 triệu đồng/m2, nhà phố/biệt thự khoảng 35-50 triệu đồng/m2. Thì tại Long An trung bình chỉ bằng 50%. Giá đất chỉ dao động ở mức từ 6 – 8 triệu đồng/m2; đất trung tâm thị trấn; thị xã vào khoảng 18 – 30 triệu đồng/m2.
Theo một nhà môi giới BĐS, khoảng 5 năm trước. Khi nhắc đến bất động sản Long An cũng ít người quan tâm vì lúc đó quỹ đất TP.HCM còn khá nhiều. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thị trường Long An, Bình Dương không còn ở dạng tiềm năng nữa; mà nó đã trưởng thành tâm điểm đầu tư của nhiều tập đoàn lớn từ lĩnh vực công nghiệp đến BĐS… Điều này hứa hẹn trong những năm tới; thị trường Long An sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Phần lớn nhờ lợi thế mạng lưới giao thông kết nối đồng bộ.
>>>Xem thêm: Tiền thuê đất năm 2020 được giảm theo quyết định 22/2020/QĐ-TTg