Thị trường bất động sản 2021 chuyển biến mạnh sau tết Tân Sửu

: 18/02/2021

Theo thống kê, nửa cuối năm 2020, đã có 74.500 sản phẩm giao dịch thành công. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, thị trường bất động sản 2021 sẽ bền vững hơn năm 2020. Vì kinh tế tăng trưởng ở mức tốt, lực cầu vẫn mạnh. Giá bất động sản năm 2021 có thể tăng trên 10% so với năm 2020.

thị trường bất động sản 2021

Thị rường bất động sản 2021 tăng mạnh nhờ những yếu tố sau:

1_Kế hoạch phát triển đô thị; Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị; Hạ tầng giao thông liên vùng tiếp thêm nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản 2021. Những động lực mới như đề án thành lập thành phố Thủ Đức. Đặc biệt là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên; Khởi công xây dựng dự án sân bay Long Thành. Sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản.

2_Sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của nền kinh tế và bất động sản. Có sự phụ thuộc vào kết quả công tác kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới. Cũng như diễn biến của tiến trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và mức độ xung đột lợi ích giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới.

3_Yếu tố về cơ cấu dân số và nhu cầu nhà ở. Theo kết quả điều tra dân số TP. HCM có hơn 8,9 triệu dân, tổng dân số thành phố khoảng gần 13 triệu người. Tốc độ tăng dân số cứ 05 năm tăng thêm 1 triệu người.

Đáng quan tâm, theo kết quả điều tra dân số nhà ở ngày 01/04/2019. Toàn thành phố vẫn có đến 188.815 hộ dân sống trong các ngôi nhà có diện tích chật hẹp dưới 6 m2/người. Đây chính là dư địa rất lớn cho thị trường bất động sản phát triển.

Năm 2021 là năm đầu nhiệm kỳ, cũng là năm đầu của kế hoạch 2021-2025. Các nhân tố trên đây sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phục hồi, tăng trưởng của thị trường bất động sản 2021 và các năm tiếp theo.

Phân khúc nào sẽ khuấy động thị trường bất động sản 2021:

Thị trường bất động sản 2021, nhu cầu đối với phân khúc nhà ở vẫn cao. Là do một bộ phận tại Việt Nam có tài sản tích luỹ dưới dạng vàng; Ngoại tệ đang có nhu cầu chuyển hoá các loại tài sản trên sang bất động sản luôn cao.

“Mặt khác, khi càng thiếu hụt những dự án ở mức trung bình thì nhu cầu đầu tư vào các dự án đất nền; Nhà phố; Biệt thự và Căn hộ chung cư càng lớn. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, họ vẫn đi mua những nhà phố, nhà lẻ. Đây chính là cách mà họ đầu tư tiền. Như vậy, đối với các nhà phát triển bất động sản thì khó khăn ở đây không phải là thị trường không có nguồn cầu mà là do các thủ tục pháp lý”.

TS. Sử Ngọc Khương nhận định, đến năm 2021, nếu dịch bệnh vẫn kéo dài thì những dự án đang triển khai vẫn có thể hoàn thiện các thủ tục.

Còn đối với các tài sản đang tạo ra dòng tiền như cao ốc văn phòng; Trung tâm thương mại cũng không cần phải bán đi. Vì các nhà đầu tư tính toán được những thách thức hiện tại trên thị trường chỉ là nhất thời. Trong vòng 1 – 2 năm tới và họ có thể xử lý được các vấn đề về tài chính đồng thời giữ vững kỳ vọng vào năm 2022, 2023.

>>>Xem thêm: Chuyên gia BĐS: “chưa bao giờ dễ mua BĐS như lúc này”